Blog kiến thức

Mẹ bầu ăn mì tôm có hại không?

Đồ ăn khi mang bầu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi trong bụng mẹ. Chắc chắn trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu được khuyên ăn uống thức ăn bổ dưỡng, như thức ăn giàu sắt và canxi, thức ăn bổ cho thai nhi. Không những thế, rất nhiều món mẹ bầu nghiền trước đó nhưng trong quá trình mang thai phải kiêng khem nghiêm ngặt. Trong giai đoạn mang thai nhiều bà bầu muốn ăn mì tôm nhưng không biết liệu mì tôm có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ bà thai nhi hay không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu câu hỏi này nhé.

Mì tôm có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ và bé hay không?

Xem thêm:

Những thành phần dinh dưỡng có trong mì tôm

Về mặt dinh dưỡng, mì tôm hoàn toàn không hề cung cấp một lượng vitamin hay lượng khoáng chất nào, kể cả chất xơ. Trong mì tôm có các thành phần chủ yếu là tinh bột, bột ngọt, muối, các loại hương vị… Vì nó thuộc diện “ăn liền” nên gần như mì tôm không cung cấp một lượng vitamin, khoáng chất nào hữu ích cho cơ thể. Thế nên, ăn nhiều mì tôm có thể dẫn đến mất cân bằng về dinh dưỡng. Chưa hết về tinh bột có trong mì tôm còn rất dễ gây béo phì, dẫn đến tiểu đường. Mà các mẹ cũng biết tác hại của hai căn bệnh này khi mà bầu bí thì hại trăm đường luôn.

Hàm lượng muối quá cao trong mì ăn liền là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề tim mạch và vấn đề cao huyết áp. Theo nghiên cứu khoa học thông thường thì lượng muối có trong một gói mì tôm 100g có thể lên đến 2,7g, cao hơn rất nhiều so với nhu cầu muối hàng ngày của một người trưởng thành.

Trong mì tôm có nhiều thành phần không tốt cho sức khỏe.

Tham khảo:

Không những thế, trong mì tôm có chứa nhiều phosphat, một chất giúp cải thiện mùi vị nên khi ăn nhiều sẽ ảnh hưởng đến khả năng chuyển hóa canxi của cơ thể. Mẹ bầu dễ mắc nguy cơ loãng xương và tăng nguy cơ hình thành các vấn đề răng miệng khác.

Bên cạnh đó thành phần sodium trong mì tôm có thể gây ra những hiệu quả nguy hiểm: làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, đặc biệt là làm ức chế sự phát triển não bộ của trẻ – nguy hiểm hơn có thể làm trẻ chậm phát triển hoặc có những vấn đề về não khi lớn lên.

Trong khi đó, các chất bảo quản trong mì rất khó tiêu hóa toàn bộ, thậm chí còn nằm hàng giờ trong hệ tiêu hóa. Với những mẹ bầu thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa thì mì tôm không phải là lựa chọn phù hợp.

Cách ăn mì tôm an toàn hơn

Cách mẹ bầu ăn mì tôm an toàn hơn.

Mặc dù biết mì tôm không tốt cho sức khỏe nhưng có không ít mẹ bầu nghén thèm và “nghiện” mùi, ăn mì tôm. Vì vậy, mẹ bầu muốn ăn mì tôm một cách an toàn hơn thì nên áp dụng những mẹo nhỏ như dưới đây nhé:

Luộc sơ qua trước khi nấu

Bạn nên đun sôi nước, sau đó cho mì vào luộc sơ, vớt ra để ráo, và tiếp tục nấu nước lần 2 để cho mì vào nấu một lần nữa. Cách làm này giúp bạn loại bỏ được phần nào lượng chất béo không lành mạnh và những chất độc hại có trong mì.

Hạn chế lượng muối, nói “không” với gói gia vị dầu mỡ

Mẹ bầu chỉ nên sử dụng một nửa gói gia vị đi kèm có trong gói mì để hạn chế lượng muối. Đặc biệt, mẹ bầu tuyệt đối nên nói không với gói dầu bởi nó có thể khiến mẹ bầu bị hạn chế khả năng hấp thu dinh dưỡng từ những thực phẩm khác. Hơn nữa, khi nào nước bớt nóng, bạn mới nên cho gia vị vào bởi gia vị có chứa mì chính, khi tiếp xúc với nước sôi dễ khiến bị biến đổi cấu trúc và tạo thành chất độc.

Bổ sung dưỡng chất cho tô mì

Mẹ bầu có thể chủ động bổ sung thêm chất dinh dưỡng khi chế biến mì tôm. Để giảm tối đa lượng chất béo dư thừa và bổ sung lượng chất xơ cần thiết, với mỗi một vắt mì, bầu nên thêm khoảng 100-150 g rau xanh. Ngoài ra, bầu cũng có thể thêm thịt bò, heo, tôm… để bổ sung thêm dinh dưỡng. Tuy nhiên, lưu ý nên nấu chín rau và thịt trước khi thêm vào vì ăn đồ ăn sống sẽ gây vấn đề về tiêu hóa đấy.

Bổ sung dinh dưỡng cho bát mì của mẹ bầu.

Hạn chế uống nhiều nước mì

Bởi vì trong nước mì có hàm lượng dầu lớn và có lượng muối quá nhiều. Thế nên, mẹ bầu tốt nhất là không nên uống nhiều nước mì nhé.

Những lưu ý cần tránh khi ăn mì tôm của mẹ bầu

Những loại rau tránh nấu với mì tôm đối với phụ nữ mang thai.

Khi chế biến với mì tôm, các mẹ bầu đặc biệt tránh những thực phẩm độc hại với phụ nữ mang thai như sau:

Khổ qua: Vị đắng của khổ qua có thể gây hại đến sức khỏe của phụ nữ, chúng có thể gây sảy thai, tử cung có sẹo, tử cung nghiêng rất nguy hiểm cho thai nhi.

Rau sam: Rau sam là một loại rau gây kích thích mạnh, có thể làm tăng tần suất co bóp của cổ tử cung và gây nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi.

Ngải cứu: Ngải cứu là một loại cây mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người nhưng đối với mẹ bầu là hoàn toàn ngược lại, nhất là với phụ nữ mang thai ở những tháng đầu tiên, tình trạng ra máu, thai lưu hay co thắt tử cung rất dễ xảy ra.

Rau ngót: Nhiều bác sĩ khuyên rằng trong rau ngót chứa chất Papaverin là chất cấm chỉ định với bà mẹ đang mang thai. Nếu sử dụng quá nhiều sẽ dẫn những hậu quả đáng tiếc cho thai nhi.

Rau răm: Trong 3 tháng đầu tiên, thai nhi còn rất yếu, nếu mẹ bầu sử dụng rau răm thường xuyên thì mẹ bầu sẽ bị mất máu, tử cung co bóp quá mạnh dẫn đến tình trạng sảy thai.

Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp các mẹ bầu lựa chọn kĩ càng hơn trong khâu ăn uống nhé. Chúc cả mẹ bầu và bé bình an, mạnh khỏe.

 

 

 

 

 

Tuyết Trinh

Share
Published by
Tuyết Trinh

Recent Posts

Mẹo tặng quà Tết cho gia đình bạn trai ý nghĩa, lịch sự

Tặng quà Tết cho gia đình bạn trai như thế nào hợp lý là câu…

3 years ago

Top 5 nhà hàng chay quận 7 đẹp và ngon đúng điệu

Nếu như bạn đang là người ăn chay muốn đổi gió với những lựa chọn…

3 years ago

Tôm khô kho quẹt – món ăn đặc trưng hương vị Nam Bộ

Tôm khô kho quẹt là mó ăn độc đáo, dân dã lâu đời của người…

3 years ago

Sá sùng khô nấu món gì ngon, bổ dưỡng cho gia đình?

Sá sùng khô - loài hải sản được làm khô đã không còn quá xa…

3 years ago

Bí quyết làm chả cá thu sốt cà chua ngon cơm tại nhà

Chả cá thu sốt cà chua là món ăn ngon hấp dẫn, dễ làm ngay…

3 years ago

Cá thu 1 nắng Côn Đảo có ngon không?

Cá thu 1 nắng ở Côn Đảo là đặc sản nổi tiếng khắp cả nước.…

3 years ago