Cách nấu mì tôm thơm ngon chiêu đãi cả gia đình
Mì tôm chắc chắn là một món ăn gần gũi và quen thuộc đối với người Việt Nam. Đặc biệt, một bát mì tôm nóng hổi, thơm ngon vẫn luôn là bữa sáng mà mỗi người vợ, người mẹ chuẩn bị cho chồng và con của mình bổ sung năng lượng để học tập, làm việc cả ngày. Tưởng chừng dễ dàng nhưng để nấu một bát mì thơm ngon đúng điệu không phải ai cũng biết. Ngay bây giờ, chúng tôi sẽ “bật mí” cách nấu mì tôm thần thánh nhé.
Xem thêm:
Cách nấu mì tôm sai
Mỳ tôm là món ăn được ưa chuộng của những người bận rộn, không có thời gian chuẩn bị cho bữa ăn. Chính vì thế, tác phong nấu mỳ thường cũng rất nhanh chóng. Chỉ cho mỳ vào bát, đổ nước sôi, cho đầy đủ gia vị, để trong 3 phút rồi đem ăn luôn. Hoặc sử dụng trực tiếp mì trong cốc, bát nhựa đựng sẵn rồi đổ nước sôi vào, đậy nắp chờ vài phút là ăn. Đây là cách làm không đúng bởi nó gây hại cho sức khỏe của bạn. Bởi khi ăn mỳ chưa được đun sôi, không những thế, lượng chất béo và một số chất dinh dưỡng không tốt, không bị mất đi và trở thành tác nhân gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Xem thêm:
Cách nấu mì tôm đúng và đầy đủ dinh dưỡng
Vì mì tôm thuộc diện “ăn liền” nên gần như mì tôm không cung cấp một lượng vitamin, khoáng chất nào hữu ích cho cơ thể. Vì thế, bạn có thể chủ động bổ sung thêm chất dinh dưỡng khi chế biến mì tôm. Để giảm tối đa lượng chất béo dư thừa và bổ sung lượng chất xơ cần thiết, với mỗi một vắt mì nên thêm khoảng 100-150 g rau xanh. Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm thịt bò, heo, tôm… để bổ sung thêm dinh dưỡng. Tuy nhiên, lưu ý nên nấu chín rau và thịt trước khi thêm vào vì ăn đồ ăn sống sẽ gây vấn đề về tiêu hóa đấy. Bên cạnh đó, hạn chế sử dụng các gói gia vị trong mì tôm vì những gói gia vị này thường có vị cay nồng, ăn vào rất nóng và có hàm lượng dầu lớn và có lượng muối quá nhiều. Chính bởi vậy, các mẹ tốt nhất nên làm nước dùng riêng để nấu mì nhé.
Nguyên liệu:
– 1 gói mì tôm
– Rau ăn kèm: rai cải, xà lách, rau muống hoặc bất cứ loại rau nào mà bạn thích.
– Đồ ăn kèm: thịt lợn hoặc thịt bò hoặc trứng
– Hành hoa, cà chua (1 quả )
– Gia vị cơ bản trong nấu ăn
Các bước tiến hành
1. Sơ chế nguyên liệu
Bước đầu tiên bạn nên chần qua mì tôm. Phần lớn mọi người thường đợi nước sôi bùng mới thả mì tôm vào. Thói quen này làm cho sợi mì chín không đều, bề mặt bên ngoài sợi mì dễ bị nhũn mà dính lại, khó thành sợi. Dưới đây là một số mẹo nhỏ cho bạn:
Thứ nhất, cho vào nước mì một chút giấm để tăng độ PH của nước. Khi nước đun sôi, độ PH sẽ đạt mức từ 5,5 đến 7,5 và sẽ giúp mì có chất lượng hoàn hảo nhất.
Thứ hai, không nên đợi nước sôi bùng mới cho mì vào, quan sát đáy nồi khi bắt đầu có bọt khí thì thả mì vào ngoáy vài lần rồi đậy vung.
Sau 2 phút thì vớt mì ra ngay, nhúng ngay vào nước lạnh. Bước này vừa để lọc lớp dầu chiên mì, vừa giúp mì được dai hơn. Với các loại mì tôm của Hàn hoặc các loại mì dai thì nên thả mì vào nấu thêm 1-2 phút để có bát mì vừa ý.
Hành hoa, cà chua, rửa sạch thái khúc, thái miếng, rau rửa sạch.
Thịt thái miếng mỏng để riêng
2. Nấu mì tôm
Bước 1: Đun nóng xoong, cho 1 chút dầu ăn vào phi thơm hành khô, khi hành khô có màu vàng thì cho thịt vào đảo cho săn lại, tiếp đó thả cà chua thái múi cau vào, thêm gia vị sao cho vừa ăn.
Bài viết hay:
Bước 2 : Khi cà chua chín, nhuyễn bạn sẽ chế lượng nước đủ ăn. Nếu bạn nấu nhiều rau thì nên cho ít nước thôi nhé vì rau khi nấu sẽ tiết ra nước.
Bước 3: Nước sôi bạn sẽ tiến hành đập trứng, đun nhỏ lửa trong 5 phút rồi cho rau vào. Khi thả rau, bạn sẽ tùy từng loại rau để cân nhắc thời gian nấu trên bếp. Nếu là rau cải nên nấu lâu một chút, còn rau xà lách thì thả vào có thể bắc ra ngay.
Bước 4: Đổ nước dùng vào mì đã chần qua và thưởng thức thôi nào!
Hy vọng rằng với công thức chế biến trên, các bạn sẽ nấu được những bát mì tôm thơm ngon chiêu đãi cả gia đình nhé!