Cho con bú có ăn được mì tôm không?

Chế độ ăn uống hợp lý, giàu chất dinh dưỡng luôn là mối quan tâm lớn nhất của các bà mẹ không chỉ trong quá trình mang thai mà còn đặc biệt quan trọng sau khi sinh. Người mẹ thiếu nhiều chất nhất vì đã mất rất nhiều năng lượng, máu và nước trong quá trình mang thai và sinh nở. Vì vậy, một chế độ dinh dưỡng đầy đủ không chỉ giúp các bà mẹ hồi phục sức khỏe nhanh sau thời điểm mà còn cung cấp nguồn dưỡng chất cần thiết cho trẻ nhỏ từ nguồn sữa mẹ.

Mẹ bầu sau khi sinh rất cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để phục hồi cơ thể và cho con bú

Mẹ bầu sau khi sinh rất cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để phục hồi cơ thể và cho con bú

Tham khảo:

Ngoài việc quan tâm nên ăn cái gì thì câu hỏi “ cần kiêng ăn gì?” cũng là một mối quan tâm lớn. Theo quan niệm dân gian, các bà mẹ sau sinh phải kiêng rất nhiều các loại thức ăn vì nhiều lý do khác nhau như không ăn rau cải vì sau sẽ bị són tiểu, không ăn hải sản vì tanh khiến em bé sẽ bị tiêu chảy,…, ăn cơm trắng với muối hay chỉ ăn duy nhất thịt lợn nạc kho mặn, … ăn nghệ thường xuyên với quan niệm ăn nhiều nghệ sẽ có tác dụng bổ máu…

Là một món ăn nhanh, tiện lợi và ngon thì mì tôm có lẽ không còn quá xa lạ với chúng ta, người bình thường có thể thỉnh thoảng ăn mì tôm thì không có vấn đề gì nhưng với mẹ sau sinh thì như thế nào? Liệu cho con bú có được ăn mì tôm không? Để biết câu trả lời chính xác nhất mời các bạn hãy theo dõi bài viết sau đây của chúng tôi.

Liệu cho con bú có được ăn mì tôm không?

Liệu cho con bú có được ăn mì tôm không?

 

Mì ăn liền là một món ăn phổ biến của người châu Á có nguyên liệu chính là bột mì, cung cấp năng lượng (trung bình 350 calo cho 1 gói mì ăn liền 75g), và 3 nhóm chất dinh dưỡng chính là protein (chất đạm), lipid (chất béo) và carbohydrate (chất bột đường). Với giá trị dinh dưỡng vừa phải – số lượng hợp lí calo và chất béo, mì ăn liền có thể tương đương bữa ăn nhẹ tiện lợi, nhưng không đủ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng thực sự của một bữa ăn. Cho nên với phụ nữ sau sinh, việc ăn mì tôm thường xuyên hoặc coi nó là một bữa ăn là điều chắc chắn không nên.

Các mẹ không nên ăn mì quá thường xuyên vì sẽ không cung cấp đủ chất dinh dưỡng.

Các mẹ không nên ăn mì quá thường xuyên vì sẽ không cung cấp đủ chất dinh dưỡng.

Xem thêm:

Không phải ngẫu nhiên mà các bà mẹ lại đặt ra câu hỏi này, có thể là họ đọc được một bài viết trong đó mì tôm nằm trong danh sách đen những thực phẩm cần tránh sau khi sinh trong khi họ đang muốn ăn. Một thực tế là lúa mạch là một trong những nguyên nhân gây tắc tuyến sữa và mì tôm làm từ lúa mạch sẽ là một sản phẩm cần tránh của các bà mẹ sau sinh. Vì vậy, chỉ cần chọn những loại mì tôm không làm từ lúa mạch thì các bà mẹ bỉm sữa có thể an tâm ăn 1-2 gói để giải tỏa cơn thèm ăn của mình. Hơn nữa nếu trước đây, mì chủ yếu được chế biến từ bột mì thì bây giờ, bạn có vô vàn lựa chọn với đủ các loại mì: mì ống làm từ gạo lứt, quinoa, đậu lăng, mì rau củ, mì chay…

Có thể tổng kết lại, với các bà mẹ sau sinh đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng thì việc bạn hiểu rõ về thành phần mì gói, pha chế đúng hướng dẫn, có thể kết hợp thêm rau thịt, và chỉ dùng thi thoảng trong 1 vài bữa ăn thì không quá lo về tác hại cho sức khỏe nhé!